Đu đủ
Đu đủ là một loại thực phẩm phổ biến và rất có lợi cho sức khoẻ . Trong đu đủ có chứa nhiều beta caroten hơn trong các rau quả khác. Beta caroten là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A. Đây là một chất có vai trò chống oxy hoá rất mạnh đồng thời giúp chống lại một số căn bệnh ung thư, khô mắt, khô da, và còn có công dụng nhuận tràng đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Ăn đu đủ sẽ giúp trẻ sáng mắt và không bị táo bón.
Dưa hấu
Dưa hấu là một trong những loại hoa quả có tính giải khát rất cao, rất hợp cho trẻ đặc biệt là trong những ngày thời tiết nóng bức. Lycopene có trong dưa hấu là một chất rất quan trọng đối với sức khoẻ của tim mạch đồng thời nó thúc đẩy sức khoẻ của xương. Ăn dưa hấu giúp cải thiện chức năng tim mạch vì nó cải thiện lưu lượng máu. Ngoài ra, dưa hấu rất giàu kali giúp giữ canxi trong cơ thể, giúp xương và khớp khoẻ mạnh. Dưa hấu cũng là nguồn beta caroten tuyệt vời, rất tốt cho mắt và da.
Cẩn trọng với dứa và xoài
Dứa và xoài dễ gây kích ứng nhất cho cơ thể còn non nớt của trẻ, gây ra tình trạng ngứa, sưng môi, bong da sau khi ăn.
Tuy nhiên, không nên quá hoảng sợ, đầu tiên rửa sạch mặt và tay chân cho trẻ, sau đó bôi kem dưỡng da cho trẻ. Khi triệu chứng giảm chút có thể dùng nước lạnh hoặc nước muối đắp mặt cho trẻ, nhất định không được dùng nước nóng. Nếu triệu chứng vẫn không giảm thì cần đưa trẻ đến bác sỹ ngay.
Để hạn chế dị ứng, nên hấp chín hoa quả. Cụ thể, trong dứa có nhiều bromelain làm cho da ngứa, mẩn đỏ nên cần cắt nhỏ, ngâm nước muối 1-2% khoảng 20 phút hoặc hấp trước khi ăn.
Ngoài ra, khi cho trẻ ăn dặm, nên tuân thủ nguyên tắc “từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp” và ăn các hoa quả lành như cam, táo, chuối…
Ở những lần đầu tiên, chỉ cho trẻ ăn lượng nhỏ và chờ 2 tiếng đến 3 ngày sau xem cơ thể trẻ có phản ứng gì không rồi mới cho trẻ ăn tiếp.
Lựu
Lựu giúp chống lão hoá và trẻ hoá làn da, cải thiện sức khoẻ của hệ tim mạch, phòng chống xơ vữa động mạch cùng tăng sức đề kháng. Quả lựu còn chứa vitamin C, chất xơ và kali dồi dào, giúp cơ thể chống lại cảm lạnh và giữ cho hệ thống tiêu hóa khỏe mạnh. Bổ sung nước lựu và hạt lựu vào chế độ ăn uống của mình có thể giúp cơ thể chống lại một số loại vi khuẩn. Lựu cũng chứa nhiều canxi, vitamin A, vitamin E và acid folic có lợi trong việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Táo
Táo là loại hoa quả ngọt nhưng lại không béo, không chứa cholesterol, chứa chất xơ có ích cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, táo có có lợi cho phổi, dạ dày và hệ tiêu hóa của bé. Thành dinh dưỡng có trong táo rất phong phú, đặc biệt là các chất vi sinh và axit hoa quả. Lượng canxi trong táo cũng cao hơn các loại hoaquả khác giúp trung hoà lượng muối trong cơ thể cùng với việc giữ xương chắc khoẻ. Ăn táo giúp giải độc trong cơ thể đồng thời tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
Khi cho trẻ ăn hoa quả bạn cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của bé ở thời điểm đó. Ví dụ bé đang bị táo bón, bựa lưỡi, nóng trong thì nên cho ăn những loại hoa quả nhập khẩu có tính mát như chuối, nước chanh, cam, táo… Với những bé có hệ tiêu hóa không tốt hãy năng cho bé ăn táo, vừa tác động tích cực cho việc phát triển trí thông minh của bé, lại vừa tốt cho hệ tiêu hóa.
Vào thời điểm giao mùa, nên hạn chế cho trẻ dưới 6 tháng tuổi ăn hoa quả tươi sống bởi đây là giai đoạn trẻ dễ ốm, đặc biệt là con trai; tỉ lệ phát sinh bệnh đường ruột rất cao. Tốt nhất nên nấu chín hoa quả.
Các loại hoa quả nhiệt đới như xoài, dứa rất dễ gây ra dị ứng, không thích hợp cho trẻ ăn dặm. Cách tốt nhất là nên cho các loại hoa quả này vào nấu, lọc lấy nước, sau đó cho trẻ uống, như thế có thể giảm nguy cơ bị dị ứng.
Cha mẹ cần nắm vững nguyên tắc “ăn từ từ, vừa ăn vừa quan sát”. Tức là cho trẻ ăn thử ít một, quan sát xem liệu có dấu hiệu không tốt như đau bụng, đi ngoài hay dị ứng hay không, sau đó mới quyết định có nên tiếp tục cho trẻ ăn hay không.
Chuối
Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi và rất cần thiết cho cơ thể như: kali, vitamin B2, vitamin B6 và vitamin C… Ngoài ra, chuối chứa nhiều chất xơ có lợi cho hệ tiêu hoá. Không những thế, chuối rất giàu tyrosin, một tiền chất để sản xuất chất dẫn truyền thần kinh dopamin, serotonin có vai trò tích cực đối với sự nhanh nhạy, khả năng học hỏi và điều hoà hoạt động của tim mạch (đặc biệt là đối với trẻ nhỏ). Có thể nói chuối không chỉ tốt đối với trẻ nhỏ, mà người lớn nếu ăn một, hai trái mỗi ngày sẽ được cung cấp thêm năng lượng, vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Nho
Nho có chứa polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào và các nguyên sinh chất trong cơ thể, chống lại sự hình thành các gốc tự do. Ăn nho giúp giảm quá trình lão hoá, làm giảm nếp nhăn, tăng sức đề kháng, chống lại sự xâm nhập của các loại virus. Ngoài ra trong quả nho còn chứa nhiều đường gluco và fructose dễ hấp thụ, các vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, vỏ nho chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn rất có lợi cho bé. Đặc biệt, nho còn có tác dụng đào thải chất độc trong cơ thể. Vì vậy, nếu có điều kiện, mỗi tuần các mẹ nên cho bé ăn nho một lần để làm sạch cơ thể. Nho là loại hoa quả rất tốt dành cho bé ăn dặm bởi giàu năng lượng.
" Tương lai con là công trình của mẹ" Để có một đứa con khỏe mạnh thì ngoài các yếu tố khác, chế độ dinh dưỡng cho các bé đóng vai trò vô cùng quan trọng, việc bổ sung các loại dinh dưỡng cần thiết từ các loại hoa quả là rất quan trọng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những loại hoa quả nhập khẩu tốt cho sức khỏe của bé nhé. Vậy Hoa quả dành cho bé ăn dặm là những loại nào?
Ngọc Châu fruits Hotline: 0868 172 868 Chuyên hàng xách tay
Chào mừng bạn đến địa chỉ làm giỏ hoa quả Giỏ hoa quả được thiết kế sang trọng đẳng cấp
Bài viết liên quan
Rau xanh có mùi và vị thường không thể so bằng hoa quả. Bởi vì trong hoa quả có chứa hàm lượng đường nên thường thu hút khẩu vị người dùng hơn. Hơn nữa, trong hoa quả cũng có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp hệ tiêu hóa dễ hấp thu. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể dùng hoa quả để thay thế cho rau tươi trong bữa ăn hàng ngày.
Thứ nhất, nếu bạn cho trẻ ăn quá nhiều hoa quả mà không ăn rau tươi thì sẽ khiến trẻ hấp thu quá nhiều hàm lượng đường. Cơ thể trẻ nếu hấp thụ quá nhiều đường sẽ không tốt và khiến trẻ bị thiếu chất, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu chất dinh dưỡng.
Thứ hai, lượng chất xơ trong hoa quả không thể nhiều bằng trong rau xanh, bởi vậy tốt nhất là bạn nên cân bằng lượng rau tươi và hoa quả để giúp bé phát triển toàn diện và cân bằng thể chất.
Đối với từng độ tuổi, sẽ có những lưu ý khi cho bé ăn hoa quả mà mẹ phải nhớ.
Nên dần dần cho trẻ làm quen với nước hoa quả hoặc hoa quả nghiền. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các bà mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước hoa quả có nhiều vị khác nhau, còn hoa quả nghiền thì nên là táo và lê. Hai loại hoa quả này khá ôn hòa, không dễ gây tổn thương cho dạ dày, đường ruột của trẻ.
Nước hoa quả tốt nhất là vừa mới vắt xong và đã được pha loãng, có thể uống vào giữa hai bữa sữa.
Có thể cho trẻ ăn một lượng hoa quả xay thích hợp. Các loại hoa quả như táo, lê, quả kiwi, dưa hấu đều là những lựa chọn rất tốt. Tuy nhiên không nên cho ăn quá nhiều hoa quả nhập khẩu trong một lần, khoảng nửa thìa là thích hợp nhất.
Khi chọn hoa quả cho trẻ ăn, bạn cũng nên chú ý tình trạng sức khỏe và thể chất của trẻ như thế nào. Nếu trẻ em có tỳ vị, dạ dày yếu, hay đau bụng tốt nhất ít ăn các loại hoa quả có tính lạnh như dưa hấu, chuối… Trẻ có thể chất hơi nóng, táo bón, mảng bám bề mặt lưỡi nhiều thì có thể ăn nhiều lê, quả kiwi… Trẻ em tiêu hóa không tốt nên ăn hoa quả xay nấu chín.
Nên cho trẻ ăn hoa quả cắt miếng. Sau khi trẻ mọc răng, có thể cho trẻ gặm hoa quả cắt thành miếng, như thế có thể rèn thói quen nhai của trẻ. Cần nhớ rằng hoa quả không nên cắt miếng quá to, để tránh trường hợp khi trẻ nuốt vào bị tắc nghẽn khí quản.
Một số lưu ý
Về thời gian
Thời gian hợp lý nhất để cho bé ăn hoa quả là vào buổi chiều, sau khi bé ngủ dậy hoặc khoảng thời gian ở giữa hai bữa chính. Mỗi lần bạn cho bé ăn từ 50 – 100 gram hoa quả tùy theo khả năng hấp thụ và độ tuổi của bé. Trẻ – 3 tháng tuổi chỉ nên uống nước hoa quả, từ 4 tháng tuổi trở lên mới bắt đầu cho ăn hoa quả.